Sau khi bị kiến ba khoang đốt, nhiều người có biểu hiện viêm da tiếp xúc với những triệu chứng như ngứa da, nổi bọng nước, viêm loét da hoặc đau, ngứa rát trên da,... Vì vậy, mỗi người cần chú ý cảnh giác trước loài côn trùng gây bệnh này.
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes curtis, thuộc bộ Coleoptera, họ Staphylinidae (bọ cánh cứng). Đây là loài côn trùng có thân mình thon dài như hạt thóc, dài khoảng 1 - 1.2cm, bề ngang khoảng 2 - 3mm, có 2 màu đỏ và đen, giống con kiến. Nó còn được gọi là kiến lác, kiến kim, kiến gạo, kiến cong, kiến nhốt, cằm cặp,... Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, bay và chạy nhanh, cánh cứng.
Kiến ba khoang là loại côn trùng đã có ở nước ta từ lâu. Chúng thường sống ở khu vực các ruộng lúa, vườn cây, dưới tán cây trong bìa rừng, ven bờ suối hoặc bãi rác thải, công trình xây dựng,... Loài kiến này thường xuất hiện, sinh sôi vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao. Chúng thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào nhà khi sáng đèn.
Trong cơ thể kiến ba khoang có độc tố pederin (còn gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid), có tác dụng bảo vệ trứng kiến khi đẻ không bị các sinh vật khác tấn công, ăn trứng. Kiến ba khoang thường bay vào nhà, đậu vào quần áo, khăn mặt hoặc giường chiếu, chăn màn,... Khi da người tiếp xúc với chất tiết của chúng qua những vật dụng trên hoặc vô ý đập chết kiến ba khoang sẽ khiến độc tố tiết ra ngoài, dính vào da, gây viêm da kích ứng. Nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình có thể làm độc tố pederin dính vào nhiều vị trí khác trên cơ thể, gây viêm da lan rộng.
Nếu bị kiến ba khoang đốt hoặc tiếp xúc với chất tiết của kiến ba khoang gây viêm da thì vùng da bị viêm thường ở cổ, mặt, lưng hoặc tay, chân,... Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Kiến ba khoang có thể gây viêm da mức độ nhẹ tới nặng tùy độc chất pederin hiện diện trên cơ thể kiến xâm nhập vào da. Những biểu hiện cụ thể gồm:
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển sang dạng loét. Các vết loét trên da có nhiều hình dạng khác nhau. Về sau, các vết loét, phỏng mủ sẽ đóng vảy, khô dần. Khi rụng vảy sẽ để lại vết sẫm màu trên da.
Việc điều trị viêm da do kiến ba khoang chủ yếu là:
*Lưu ý:
Nhiều bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đã tự ý dùng các bài thuốc dân gian như đắp lá, xay gạo và đậu xanh lấy nước bôi hoặc mua thuốc điều trị zona (vì cùng có biểu hiện bỏng rát da, phồng rộp). Đã có trường hợp bôi thuốc acyclovir vào các vết dị ứng, gây loét da, tổn thương da nặng và phải nhập viện điều trị. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ vì làn da trẻ mỏng manh, dễ bị tổn thương.
Nếu vùng da bị kiến ba khoang cắn bị phồng rộp, viêm loét, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ khám, dùng thuốc thích hợp, không tự ý mua thuốc điều trị vì trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid, chất giải độc tố,... nên cần bác sĩ chỉ định mới được dùng. Nếu điều trị đúng thì chỉ trong vòng 1 tuần là khỏi. Nếu điều trị muộn hoặc sai lầm thì tổn thương sẽ lan rộng, gây loét da, điều trị khó khăn và kéo dài hơn.
Để phòng bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, bạn cần giảm tối đa nguy cơ tiếp xúc với loài côn trùng này bằng cách:
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một dạng viêm da phổ biến, xuất hiện theo mùa. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng tình trạng này lại gây khó chịu và lo lắng cho bệnh nhân. Vì vậy, mỗi người cần chủ động phòng ngừa kiến ba khoang để tránh phải đối diện với nguy cơ bị viêm da.
Copyright © 2023 DA LIỄU THẮM NGUYỄN. All rights reserved.