banner
banner-dau-trang
Mụn cơm ở chân: Hình ảnh và cách điều trị hiệu quả

Mụn cơm ở chân khó điều trị nhưng lại dễ lây lan và cũng dễ tái phát. Trong cùng một gia đình, nếu một thành viên bị mụn cóc thì những người khác cũng có thể bị lây nhiễm bệnh. Và để xử lý hiệu quả mụn cóc, bạn sẽ cần áp dụng các giải pháp công nghệ cao. Lựa chọn tốt nhất chính là làm laser phá hủy mụn cơm.

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm hay còn gọi là mụn cóc, là bệnh da liễu được gây ra bởi virus HPV. Virus HPV có đến 150 chủng và đều gây ra tổn thương da. Một số chủng virus sẽ gây tổn thương niêm mạc. Và đây thường là chủng HPV nguy hiểm, gây ra ung thư tử cung và bệnh xã hội.

Mụn cơm ở chân là bệnh da liễu thường gặp. Bệnh khá lành tính nhưng vẫn sẽ gây ra cảm giác vướng, đau khó chịu. Đáng chú ý hơn là tác nhân gây bệnh là virus HPV còn có thể lây từ người sang người. Từ đó, khiến gia tăng số lượng người bị mụn cơm ở chân.

Mụn hạt cơm ở chân thường mọc ở những vị trí bị đè nén hoặc cọ sát nhiều. Vị trí hay gặp nhất là lòng bàn chân, các ngón chân. Mụn có thể lây lan từ người này sang người khác. Đây chính là lý do tại sao trong cùng một gia đình sẽ có những thành viên cùng bị mụn cơm, ở cùng vị trí là chân.

Dấu hiệu mụn cơm ở chân là gì?

Mụn cơm khiến da có tổn thương sần sùi như da cóc. Bằng mắt thường chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy dấu hiệu mụn cơm ở chân. Nhận dạng như sau:

  • Nốt mụn nhỏ có bề mặt thô ráp, chai cứng nhô cao hơn bề mặt da.
  • Những chấm đen nhỏ xuất hiện ở da. Đây chính là các mạch máu bị đông lại.
  • Người bệnh có thể thấy vùng da bị mụn cơm bị chai, sờ vào thấy cứng.
  • Mụn cơm kích thước lớn sẽ gây cảm giác vướng khi đi giày dép.
  • Khi mụn cóc bị đè nén sẽ tạo ra cảm giác đau, làm cho bệnh nhân khó chịu.
  • Trường hợp mụn nặng sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại…

Nguyên nhân gây mụn cơm ở chân là gì?

Mụn cơm ở chân được gây ra bởi virus HPV. Các chủng virus được xác định là 1, 4, 57, 60, 63, 65 và 66. Virus tấn công vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ, các vết trầy xước ở da chân.

Người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị mụn cơm ở chân. Bệnh có thể lây từ người sang người khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Ví dụ như dùng chung tất, đi chung giày dép với người bị mọc mụn cơm lòng bàn chân. Đây chính là lý do tại sao có nhiều người cùng bị nổi mụn cơm ở các vị trí giống nhau.

Thời kỳ ủ bệnh của virus HPV có thể là khoảng 2 tháng. Nhưng nếu sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ lâu phát hơn. Thời gian sẽ kéo dài một vài năm. Đôi khi virus xâm nhập vào cơ thể nhưng không có cơ hội phát bệnh bởi hệ miễn dịch tốt.

Tuy nhiên chúng ta cũng khó có thể tiêu diệt hoàn toàn virus HPV sau khi chúng ta tấn công vào cơ thể. Đây là nguyên nhân tại sao mụn cơm ở chân dễ tái phát sau các liệu trình điều trị. Trở thành nỗi ám ảnh của không ít người.

Mụn cơm ở chân và những yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng mụn cơm ở lòng bàn chân gồm:

  • Người thường xuyên đi chân trần (chân đất) khiến cho chân bị trầy xước.
  • Người thường xuyên sử dụng chung giày dép đi trong nhà với người khác.
  • Người thường xuyên thực hiện các dịch vụ chà gót chân để loại bỏ tế bào chết.
  • Người bệnh có sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên bị suy giảm.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cũng dễ bị mụn cơm ở chân do chưa thể ý thức được việc giữ vệ sinh thân thể.
  • Người thường xuyên mang giày dép chật và nhất là người bị tăng tiết mồ hôi chân.
  • Người đã từng bị mọc mụn hạt cơm ở chân cũng dễ bị tái phát bệnh…

Có cần điều trị mụn cơm ở chân hay không?

Trên thực tế thì chúng virus gây mụn cơm ở chân không nguy hiểm. Các tổn thương da hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng bệnh tật của bạn. Tuy nhiên, nếu mụn cơm phát triển lớn cũng sẽ gây ra một số vấn đề sau:

  • Mụn cơm ở lòng bàn chân và các ngón chân sẽ tạo ra cảm giác vướng khi đi giày. 
  • Mụn cơm khi cọ xát với giày, dép hoặc bị đè nén sẽ gây ra cảm giác đau đớn.
  • Khiến cho người bệnh di chuyển khó khăn vì cảm giác đau ở chân.
  • Một số nốt mụn cơm tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến tâm lý…

Và để tránh những ảnh hưởng này, cách tốt nhất là chúng ta cần chủ động thăm khám. Khi này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Các cách điều trị mụn cơm ở chân là gì?

Mụn cơm, mụn cóc ở chân có thể được điều trị bằng nhiều cách. Phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc điều trị tại chỗ. Bác sĩ thường sẽ sử dụng axit nồng độ cao để chấm vào mụn cơm. Axit sẽ giúp phá hủy mụn cơm đồng thời giúp tiêu diệt virus HPV.

Tuy nhiên, điều trị chấm axit có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, phương pháp cũng cho kết quả ở mức khiêm tốn. Bệnh vẫn có nhiều khả năng tái phát. 

Chính vì thế, chúng ta không thể áp dụng điều trị tại chỗ đối với các nốt mụn cóc lớn, đã tái phát nhiều lần. Hướng điều trị khi này sẽ phải là các giải pháp điều trị công nghệ cao. Tham khảo như sau:

Áp lạnh mụn cơm bàn chân

Phương phun nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp lên vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sâu sẽ giúp đóng băng toàn bộ tổ chức mụn cơm. Từ đó, ngăn chặn nguồn dinh dưỡng đến các nốt mụn cóc. Sau một thời gian, mô da sẽ bị chết và bị bong từ từ. Mụn cơm ở chân sẽ tự động biến mất.

Vi phẫu thuật mụn cơm

Sử dụng dao điện để loại bỏ các tổn thương mụn cóc lớn. Phương pháp thường được tiến hành khá nhanh nhưng lại có thể gây tổn thương da. Trong và sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị đau đớn, khó chịu. Da cũng có thể bị sẹo. Tuy nhiên, do hiệu quả cao nên phẫu thuật mụn cóc vẫn đang được ưu tiên thực hiện.

Liệu trình laser điều trị mụn cơm ở chân

Phương pháp này khá tốn kém nhưng lạ tiết kiệm nhiều thời gian. Bởi laser sẽ giúp phá hủy mụn cóc một cách nhanh chóng. Đặc biệt là đốt laser sẽ ít gây đau đớn, hạn chế tổn thương da ở các vùng lân cận. Liệu trình laser sẽ là lựa chọn cho các trường hợp bị mụn cơm tái phát nhiều lần, tình trạng mụn nặng và rất nặng…

Dr.Thắm Nguyễn sẽ giúp bạn xử lý nhanh mụn hạt cơm ở chân

Sẽ có hai điều bạn cần cân nhắc khi khi mọc mụn hạt cơm hay mụn cóc ở chân:

  • Thứ nhất là cần điều trị ngay nếu không mụn sẽ phát triển to hơn và gây đau nhức khó chịu. Thăm khám ngay khi nghi ngờ mình bị hạt cơm.
  • Thứ hai là không được dùng chung dép hoặc vớ với người khác bởi khi này khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.

Hiện mụn hạt cơm được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là dùng thuốc bôi, nhưng cách làm này thường kém hiệu quả cũng như tốn rất nhiều thời gian.

Tiếp theo chúng ta có thể dùng laser phá hủy hoặc đốt điện hay phẫu thuật nhưng có thể gây ra tình trạng đau đớn, hạn chế đi lại và khả năng tái phát rất cao.

Lựa chọn tốt nhất là đốt hạt cơm với laser xung dài. Năng lượng laser có khả năng triệt tiêu mạch máu làm thương tổn thu nhỏ lại và biến mất hoàn toàn.

  • Không gây đau sau làm.
  • Không phải chăm sóc quá nhiều.
  • Không cần dùng thuốc sau điều trị.
  • Làm 2-3 lần là tổn thương biến mất hoàn toàn.
  • Không phải nghỉ dưỡng sau laser.
  • Hạn chế tái phát và lây lan.
ĐẶT LỊCH KHÁM
Hẹn khám
CREDIT CARDS ACCEPTED