Dịch vụ
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình khám da liễu. Bác sĩ sẽ kiểm tra màu sắc, kích thước, hình dạng, tổn thương có thể quan sát, sờ nắn trên da, lông, tóc, móng. Tiếp theo tùy vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố tiền sử (bệnh lý, dị ứng, sử dụng thuốc, nhạy cảm với ánh sáng, tiền sử gia đình, tiền sử quan hệ tình dục, di cư, v.v…) mà bác sĩ sẽ ra chẩn đoán; hoặc chỉ định thêm một số xét nghiệm vi khuẩn, nấm, huyết thanh, miễn dịch để chẩn đoán xác định.
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não.... Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trong bài viết dưới đây để có cách chữa trị và phòng bệnh đúng cách.
Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da tái phát mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, và các yếu tố môi trường. Ngứa là triệu chứng chính; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da. Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh và thăm khám. Điều trị bao gồm tư vấn về cách chăm sóc da thích hợp, tránh các tác nhân kích thích, bôi corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch. Kiểm soát ngứa và bội nhiễm cũng rất quan trọng. Những trường hợp nặng có thể phải điều trị ức chế miễn dịch toàn thân. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường khỏi hoặc giảm đáng kể ở tuổi trưởng thành.
Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3 đến 15 tháng tuổi.
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các loại dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Viêm da dị ứng là bệnh lý mãn tính, có nhiều mức độ khác nhau và nếu không điều trị có thể diễn tiến từ triệu chứng nhẹ đến triệu chứng nặng hơn. Vậy điều trị viêm da viêm da dị ứng như thế nào?
Nấm da đầu không chỉ gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh dễ nhầm lẫn do tổn thương trên da đầu có nhiều loại như chốc, vẩy nến, viêm da dầu... và có nhiều loại nấm gây bệnh. Trên thực tế, nhiều trường hợp bị nấm da đầu trong đó có cả trẻ em được cha mẹ điều trị theo dân gian nên da đầu bị viêm nặng, rụng tóc và sẹo vĩnh viễn.
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng hay dị ứng như hóa chất, kim loại, côn trùng... Các triệu chứng đỏ da, ngứa, bỏng rát... thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với tác nhân. Điều trị viêm da tiếp xúc, cần dùng thuốc chống dị ứng làm giảm ngứa và thuốc bôi giảm viêm. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu về viêm da tiếp xúc và cách phòng ngừa.
Lang ben là dạng nhiễm nấm nông ở da thường gặp. Đây là tình trạng nhiễm nấm mạn tính ở lớp sừng của da (lớp sát bề mặt da). Biểu hiện chủ yếu là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ). Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn.
Zona là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu Vi trùng có ái tính với thần kinh gây nên. Virus từ ngoài da và niêm mạc chạy dọc theo dây thần kinh đến hạch thần kinh. Theo một ý kiến khác thì Virus ký sinh ở niêm mạc mũi, miệng (đặc biệt ở họng và Amydal), gặp điều kiện thuận lợi vào máu tới dây thần kinh và da. Đây là dạng bệnh da liễu nguy hiểm cần được kiểm soát ngay để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh nhất.